Quy trình sản xuất xi măng

Quy trình sản xuất xi măng

10:43 - 31/08/2018

Quy trình sản xuất và công dụng của xi măng trong xây dựng

Tình hình xuất khẩu xi măng
Vật liệu không nung
Xuất khẩu xi măng tháng 11
Xuất khẩu clinker xi măng tháng 11/2019 (M/V JOO DO)
Xuất khẩu clinker xi măng tháng 11/2019 (M/V AFRICA STAR)

Quy trình sản xuất xi măng là một quy trình sản xuất rất phức tạp, cần được thực hiện một cách tỉ mẩn và cẩn thận. Sau đây là quy trình sản xuất và công dụng của xi măng trong xây dựng.

1. Quy trình sản xuất xi măng

Quy trình sản xuất xi măng được chia làm 6 giai đoạn

Giai đoạn 1: tách chiết nguyên liệu thô: Xi măng có sử dụng các nguyên liệu thô gồm: canxi, sắt, silic, nhôm là thành phần chính trong đất sét, đá vôi và cát. Nguyên liệu thô được tách từ các núi đá vôi sau đó thông qua băng chuyền được vận chuyển tới các nhà máy. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên liệu thô khác tham gia vào quá trình sản xuất xi măng như: đá phiến, vảy thép cán, tro bay và bô xít với lượng yêu cầu nhỏ. Trước khi được vận chuyển tới nhà máy thì khối đá lớn được nghiền nhỏ có kích thước tương đương với kích thước các viên sỏi.

Đá vôi là nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất xi măng.

Giai đoạn 2: phân chia tỷ lệ, trộn lẫn và nghiền: Các nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy, phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích để chia tỷ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền. Thông thường sẽ chia theo tỷ lệ 80% đá vôi và 20% đất sét. Sau đó nhà máy sẽ tiến hành nghiền hỗn hợp với sự trợ giúp của các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay sẽ quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp để nghiền hỗn hợp thành bột mịn. Hỗn hợp nguyên liệu thô còn lại sẽ được dự trữ trong đường ống sau khi đã nghiền hỗn hợp thành bột mịn.

Giai đoạn 3: Trước khi nung: Những nguyên liệu được nghiền hoàn chỉnh sẽ được đưa vào buồng trước khi nung. Buồng này sẽ chứa một chuỗi các buồng xoay trục đứng, nguyên liệu thô được đẩy qua đây và vào trong lò nung. Buồng trước nung này sẽ tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, giúp tiết kiệm năng lượng và làm cho nhà máy thân thiện với môi trường hơn.

Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò: Nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1450⁰C do xảy ra phản ứng hóa học khử cacbon và thải khí CO2. Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra CasiO3 là thành phần chính trong xi măng. Lò nhận được nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu rơi xuống phần thấp nhất của lò nung thì sẽ hình thành lên sỉ khô.

Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm: Sau khi ra khỏi lò, sỉ được làm mát nhờ vào khí cưỡng bức, sỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ và từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt sỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, giúp tiết kiệm năng lượng. Các viên bi sắt sẽ giúp nghiền bột mịn ra thành xi măng.
 
Giai đoạn 6: đóng bao và vận chuyển: Sau khi nghiền thành bột, xi măng sẽ được đóng bao với trọng lượng từ 20 – 40kg/ 1 túi, chúng sẽ được phân phối tới cửa hàng và tới tay người tiêu dùng.

2. Công dụng của xi măng trong xây dựng

Xi măng đóng vai trò quan trọng để tạo thành bê tông trong xây dựng.

Trong các công trình xây dựng, xi măng đóng vai trò là một sản phẩm tạo nên bê tông tươi, giúp làm nền móng hoặc làm hỗn hợp trát tường. Với tính kết dính cao, độ mịn tốt đảm bảo độ bền theo thời gian nên xi măng có thể được đùng để bao phủ bề mặt và làm mịn bề mặt.